CÂY CỌ DẦU VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ MÀ NÓ ĐEM LẠI

1. Giới thiệu cây cọ dầu và sản phẩm dầu cọ

1.1 Cây cọ dầu

Cây cọ dầu thuộc loại cây có dạng thân gỗ dừa, cột cao. Lá mọc trực tiếp từ thân nên khi rụng xuống sẽ để lại trên thân những vết sẹo lớn. Cây có chiều cao trung bình từ 3 – 20 m, nếu trồng trong điều kiện khí hậu và môi trường thích hợp cây phát triển tốt và cho thân rất cao.
Cây cọ dầu cho quả khá sớm, thường thì ta chỉ cần trồng 2-3 năm là có thể khai thác được cây này rồi nhé. Chính vì năng suất cao lại không mất quá nhiều thời gian chăm sóc ban đầu nên cây cọ dầu mới trở thành cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

1.2 Dầu cọ

Dầu cọ là một trong những loại dầu thực vật được sử dụng làm nguyên liệu phổ biến nhất trên thế giới. Chúng được tìm thấy trong mọi sản phẩm từ dầu ăn, dầu gội đầu, kem đánh răng đến sản phẩm bánh ngọt và cả kem. Ngoài ra dầu cọ và các sản phẩm phụ từ dầu cọ còn đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật. Chất béo có trong dầu cọ được sử dụng cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết trong chế độ ăn (axit linoleic và linolenic) mà động vật không thể tổng hợp được, hơn nữa trong dầu cọ cũng chứa các vitamin đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của nhiều loài động vật khác nhau với sinh lý tiêu hóa khác nhau.
Hình ảnh về quả cọ dầu

2. Cây cọ dầu được trồng như thế nào?

Vòng đời sản xuất của cây cọ dầu từ 25-30 năm nên việc lựa chọn hạt giống sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng. Ngày nay, nhiều hạt giống được cải tiến qua hình thức lai tạo cho năng suất cao hơn và có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn so với các loại hạt cọ thông thường.

cay-co-dau

Cách chăm sóc cây cọ dầu để lấy dầu cọ

Cây cọ dầu thường được nhân giống chính bằng hạt bởi nó không sinh ra các chồi phụ. Khi nhân giống cây cọ dầu bằng hạt, bạn cần chuẩn bị những loại hạt chất lượng, đồng đều, loại bỏ hết những hạt lép, kém chất lượng ảnh hưởng đến tốc độ nảy mầm của cây. Sau đó, ngâm hạt vào nước, nên chuẩn bị loại nước có 2 phần nước lạnh và 3 phần nước sôi, ngâm liên tục trong vòng 5 ngày. Trong tám tháng đầu tiên, hạt giống cọ được trồng trong vườn ươm trước khi được đưa vào cấy tại đồn điền cọ. Trong các đồn điền, cây cọ được tưới nước và bón phân theo từng giai đoạn phù hợp với chu kỳ sinh trưởng. Sau 30 tháng, cây cọ được coi là trưởng thành và sẵn sàng cho vụ thu hoạch đầu tiên. Thu hoạch cọ sẽ được lặp lại sau mỗi 7-10 ngày.
Quả cọ dầu mọc thành chùm dày đặc được gọi là chùm quả tươi (FFB). Để thu hoạch FFB, người thu hoạch sử dụng một chiếc liềm dài để lấy nó ra khỏi cây cọ. Có thể dễ dàng nhận biết FFB đã sẵn sàng thu hoạch nhờ màu đỏ cam tươi của quả cọ.

3. Chế biến dầu cọ tại nhà máy

Chùm quả cọ tươi (FFB) sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển bằng xe tải từ đồn điền đến nhà máy, tại đây chúng được khử trùng bằng hơi nước, điều này sẽ giúp cho quả cọ dễ dàng tách khỏi chùm quả tươi cũng như vô hiệu hóa bất kỳ enzym nào có thể khiến chùm quả tươi giảm chất lượng.
Sau khi tách quả cọ khỏi chùm quả tươi, thành phần cọ còn lại của chùm quả cọ sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau, các sợi dài trong thân cây có thể được sử dụng để làm nệm và đệm ghế ô tô, trong khi những chùm quả rỗng còn lại được trả lại cho đất giúp giữ ẩm và tạo nguồn vật chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Sơ đồ qui trình sản xuất dầu cọ

Qui trình sản xuất dầu cọ

Sau khi tách khỏi chùm quả tươi (FFB), quả cọ được chế biến thành hai sản phẩm chính: Dầu cọ thô (CPO) – được chiết xuất từ trung bì hoặc thịt của quả và Dầu hạt cọ (PKO) – chiết xuất từ hạt cứng ở trung tâm quả cọ.
Bước đầu tiên là quả cọ ép phần trung bì và thịt ra dầu, dầu này sau đó được lọc và phân loại để đảm bảo không bị nhiễm bẩn và ẩm độ thấp để đáp ứng các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của CPO.
Tiếp theo, CPO được chuyển đến một nhà máy lọc dầu, nơi nó được chế biến thành dầu ăn (dầu ăn, kem và bơ thực vật), hóa chất oleo (được sử dụng trong chất tẩy rửa và chất bôi trơn), dầu diesel sinh học (nhiên liệu) và axit lauric (được sử dụng trong mỹ phẩm và xà phòng).
Sau khi ép quả cọ ta thu được hỗn hợp sợi trung bì và hạt sẽ bị bỏ lại trong máy ép, hỗn hợp này được đưa vào máy tách sợi trung bì và hạt.
Sợi trung bì được sử dụng làm nhiên liệu sinh học như làm chất đốt cho các lò hơi nước để làm truyền động các tua-bin cung cấp năng lượng cho nhà máy.
Các hạt cọ còn lại, còn được gọi là hạt nhân. Vỏ được được dùng làm nhiên liệu sinh học, trong khi nhân được nghiền thêm để sản xuất dầu cọ nhân (CPKO). CPKO thô cũng trải qua quá trình tinh chế trước khi được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như mỹ phẩm, thuốc còn phần xác của hạt sau khi tách dầu ra được sử dụng để làm thức ăn gia súc.

4. Các giá trị mà cây cọ dầu mang lại

4.1 Sản xuất dầu ăn

Dầu cọ – được chiết xuất từ quả cọ – cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn (dầu thực vật) trên thế giới. Dầu cọ chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ, dầu và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt, do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.

Dau-Olein

Dầu cọ Olein sản xuất dầu ăn

4.2 Làm mỹ phẩm từ cây cọ dầu

Dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học…tuy nhiên nếu sử dụng những tác dụng này người ta trồng chuyên canh có kỹ thuật trồng cây cọ dầu để cây có thể tăng lượng dầu hay chất béo như mong muốn. Các nhà khoa học khẳng định, dầu cọ đỏ (dầu thô, chưa qua xử lý) có tác dụng tốt cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin – giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.

Dau-co-dung-lam-my-pham

Dầu cọ dùng làm mỹ phẩm

4.3 Làm dầu gội

Các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ dầu cọ hiện rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nó không chứa silicone, nhựa than hay paraben, có tác dụng chăm sóc và làm bóng tóc. Dầu cọ cũng được dùng như một loại thuốc ủ tóc bởi chức năng phục hồi tóc bị khô, gãy và rụng, đặc biệt là trong tiết hè nắng nóng, vì thế có thể nói ý nghĩa cây cọ dầu rất lớn trong việc sản xuất dầu gội, mỹ phẩm.

Dầu cọ thô

Dầu cọ dùng làm dầu gội

4.4 Ứng dụng dầu cọ trong thức ăn chăn nuôi

Dầu cọ có thể được sử dụng để thay thế chất béo bơ trong các chất thay thế sữa để cho động vật non ăn thay thế sữa mẹ của chúng và bổ sung chế độ ăn hoàn hảo cho gia cầm, lợn và gia súc. Chất béo/dầu bão hòa trong chế độ ăn giúp chất béo trong thân thịt chắc hơn, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tốc độ tăng trưởng. Khi mức sống con người tăng lên ngày càng nhiều sản phẩm tạo ra từ động vật được tiêu thụ trong chế độ ăn uống, bao gồm thịt sữa và trứng,… Hiện nay chăn nuôi tiêu thụ khoảng 33% sản lượng ngũ cốc và hạt có dầu toàn cầu.

Dầu cọ làm thức ăn cho động vật

Dầu cọ cho thức ăn chăn nuôi

4.5 Tận dụng sản phẩm phụ của dầu cọ

Nước thải còn sót lại từ quá trình sản xuất dầu cọ (POME) – cũng được tái chế làm phân bón hoặc làm nhiên liệu sinh học, khí sinh học. Điều này ngoài nâng khả những giá trị được sản xuất từ cây cọ mang lại cũng như hạn chế tác động xấu đến môi trường đãgiúp nâng cao giá trị sử dụng các sản phẩm từ cây cọ một cách bền vững.

Thông số kỹ thuật dầu cọ làm thức ăn chăn nuôi của chúng tôi:

Dầu cọ làm thức ăn chăn nuôi

AV 9% max
Độ ẩm, tập chất 1% max
Chỉ số Iod 50 – 55%
Màu 3 Red

Chúng tôi, Vĩnh Thành Đạt (VTDIMEXCO) đơn vị chuyên cung ứng dầu mỡ động thực vật trong nước và xuất khẩu với khả năng cung ứng ra thị trường lên tới 5.000 – 10.000 tấn trên tháng. Chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu và khả năng cung ứng ổn định, lâu dài là những tiêu chí mà Vĩnh Thành Đạt (VTDIMEXCO) đặt lên hàng đầu.

0939.262.426

error: Content is protected !!